Một số ký sinh trùng có thể thay đổi bộ não và kiểm soát hành vi của vật chủ. Giống như thây ma, những con vật khi nhiễm sẽ hành động vô thức do bị ký sinh trùng kiểm soát các hệ thần kinh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cũng khám phá Top 5 loài ký sinh trùng có thể biến vật chủ của chúng thành zombie.
1. Nấm sát thủ
Nấm Ophiocordyceps hay còn được gọi là nấm sát thủ, loại nấm này có khả năng kiểm soát hành động của kiến và các loại
côn trùng khác. Khi bị nhiễm, kiến sẽ thể hiện những hành vi bất thường như đi lại lung tung và đột nhiên ngã quỵ. Các loại nấm ký sinh này mọc bên trong cơ thể và bộ não của kiến gây ảnh hưởng đến các cơ và chức năng hệ thần kinh trung ương. Lúc này, nấm điều khiến kiến đi đến những nơi ẩm ướt, có thời tiết mát mẻ để chúng dễ dàng sinh sản và phát triển. Sau khi giết kiến thì loài nấm này sẽ sinh sản ngay trên đầu của cá thể. Nấm sát thủ phát triển dần dần và sinh ra nấm bào tử. Một khi bào tử nấm được sinh ra, nó sẽ lây lan sang cả những con kiến khác. Dịch bệnh này có khả năng quét sạch toàn bộ sự sinh tồn của một đàn kiến. Tuy nhiên, nấm sát thủ có thể được loại trừ và ngăn chặn bởi một loại nấm khác được gọi là nấm hyperparasitic. Các loại nấm hyperparasitic có khả năng kháng lại sự truyền nhiễm của nấm sát thủ giúp kiến không bị nhiễm bệnh. Vì rất hiếm có trường hợp, bào tử nấm phát triển đến độ trưởng thành, nên ít kiến bị nhiễm virus zombie.
2. Ong rừng ký sinh biến những con nhện thành zombie
Ong rừng ký sinh - một loài côn trùng thuộc họ Ichneumonidae có khả năng biến nhện thành zombie và làm thay đổi cách chúng giăng tơ. Loài ký sinh trùng này điều khiển những con nhện giăng tơ theo cách riêng của mình để sau này chúng có thể thuận lợi tạo kén. Ong Ichneumonidae đã tấn công các cá thể nhiện thuộc loài Plesiometa argyra và làm tê liệt cơ thể chúng tạm thời bằng cách châm chích. Sau đó, loài này đẻ một quả trứng trên bụng nhện. Khi nhện hồi phục, chúng vẫn hoạt động như bình thường mà không hề nhận ra rằng trứng ong đã được gắn vào cơ thể mình. Khi trứng nở, ấu trùng bám vào và phát triển trên cơ thể nhện. Khi lớn lên, ấu trùng này tạo ra các chất hóa học ảnh hưởng đến hệ thần kinh của nhện. Kết quả là, nhện zombie thay đổi hoàn toàn cách nó giăng tơ. Mạng nhện sau khi được sửa đổi bền hơn và trở thành một nơi an toàn cho ấu trùng ong phát triển. Khi mạng nhện được giăng xong, con nhện sẽ nằm ở giữa. Ấu trùng ong giết chết nhện bằng cách hút chất dinh dưỡng từ cơ thể của nó và tạo ra một cái kén treo ở giữa mạng nhện. Một tuần sau đó, ấu trùng phát triển từ trong kén và trở thành ong trưởng thành.
Đọc thêm: [Infographic] Ong Sát Thủ – Những Kẻ Nguy Hiểm Hàng Đầu
3. Tò vò gián lục bảo biến các loài gián khác trở thành Zombie
Tò vò gián lục bảo có tên khoa học là "
Ampulex compressa", chúng ký sinh trùng trong các loài bọ, đặc biệt là
gián, biến chúng thành zombie trước khi đẻ trứng vào chúng. Bước đầu tiên, tò vò cái sẽ tìm kiếm một con gián và chích vào cơ thể nó khiến cơ thể gián bị tê liệt tạm thời, đến lần thứ hai, chúng tiêm nọc độc vào não của cá thể gián vừa chích. Nọc độc của loài này bao gồm các độc tố thần kinh khiến vật chủ bị chích không thể cử động nổi. Khi nọc độc đã có hiệu lực, tò vò gián lục bảo sẽ bẻ gãy râu của con gián và uống máu của nó. Con gián lúc này đã biến thành Zombie và bị kiểm soát hoàn toàn, bước tiếp theo, tò vò sẽ điều khiển gián đi lung tung bằng râu của nó. Chúng dẫn gián đến một cái tổ đã chuẩn bị và đẻ một quả trứng trên bụng của con gián. Quả trứng này sau đó nở ra, ấu trùng tò vò ăn sâu vào cơ thể gián và tạo ra trong đó một cái kén. Cuối cùng, một con tò vò gián lục bảo nữa được hình thành và tiếp tục bắt đầu một chu kỳ mới như mẹ nó đã làm.
4. Loài giun khiến những con châu chấu biến thành Zombies
Giun bờm ngựa (
Spinochordodes tellinii) là một loại ký sinh trùng sống trong nước ngọt. Nó lây nhiễm sang nhiều
loài động vật và côn trùng dưới nước khác nhau (
bao gồm châu chấu và dế). Khi một con châu chấu bị nhiễm bệnh, giun bờm ngựa phát triển và ăn các bộ phận bên trong cơ thể của nó. Khi bắt đầu đạt đến sự trưởng thành, loài giun này tạo ra hai tế bào protein riêng biệt và xâm nhập vào não của vật chủ. Những tế bào protein sau đó kiểm soát hệ thần kinh của côn trùng và buộc châu chấu bị nhiễm bệnh phải đi tìm kiếm những nơi ẩm ướt. Dưới sự điều khiển của giun bờm ngựa, con châu chấu lao thẳng xuống nước. Đến giai đoạn này, giun bờm ngựa sẽ ra khỏi cơ thể của châu chấu và để châu chấu chết đuối. Ở trong nước, giun bờm ngựa lại đi tìm một người bạn đời mới để tiếp tục chu kỳ sinh sản của nó.
5. Động vật nguyên sinh (Protozan) tạo ra zombie chuột
Ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii (
hay còn gọi là trùng cong) lây nhiễm các tế bào động vật, khiến cho các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh và hành động một cách bất thường. Chuột và các
động vật có vú nhỏ khác sẽ không còn sợ mèo, dễ bị ăn thịt hơn, và còn bị thu hút bởi mùi của nước tiểu. Trùng cong điều khiển bộ não của chuột khiến chúng trở nên yêu thích mùi nước tiểu của mèo. Con chuột sau đó sẽ đi tìm kiếm con mèo qua mùi nước tiểu và bị mèo ăn thịt. Sau khi bị cá thể mèo ăn thịt, trùng cong chuyển sang lây nhiễm cho cơ thể mèo và sinh sản trong ruột của nó. Trùng cong cũng là tác nhân gây nên bệnh toxoplasmosis - một loại bệnh thường gặp ở mèo, bệnh này cũng có thể lây lan từ mèo sang người. Ở người, trùng cong thường phát triển trong các mô cơ thể như cơ xương, cơ tim, mắt và não. Những người bị nhiễm toxoplasma đôi khi bị các bệnh như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và hội chứng lo âu.