Now Loading

Voi Châu Á - biểu tượng của nền văn hóa Ấn Độ

Tên thường gọi: Voi châu Á (Asian elephant) Tên khoa học: Elephas maximus Ngành:Động vật có xương sống Lớp:Động vật có vú Phân bố:Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ và các đảo châu Á Kích thước:Chiều dài khoảng 5,5 đến 6,5 m + Con đực: khối lượng 5400 kg Chiều cao khoảng 2,7 m + Con cái: khối lượng là 2700 kg Chiều cao khoảng 2,2 m Tuổi thọ:Voi châu Á có thể sống được 60 đến 70 năm trong điều kiện nuôi nhốt và trung bình 80 năm trong điều kiện tự nhiên. Trạng thái bảo tồn:Nguy cấp

Thông tin mô tả

  • Voi châu Á là loài động vật có vú lớn nhất ở châu Á. Nó nhỏ hơn so với voi châu Phi và có thể được phân biệt bởi kích thước của đôi tai, tai của voi châu Á thường nhỏ hơn, tròn hoặc lồi trở lại và có làn da mượt mà hơn.
  • Vòi của voi châu Á có một phần mở rộng giống như ngón tay, đó là cơ quan được sử dụng để ngửi, phát ra âm thanh, giao tiếp và tiếp xúc. Vòi của chúng chứa khoảng 150.000 đơn vị cơ bắp. Vòi voi còn được sử dụng để chuyển nước vào miệng, nâng thức ăn và phun nước.
  • Tai voi được sử dụng để điều chỉnh thân nhiệt. Chúng vỗ tai để giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Ngà voi được tạo ra do sự phát triển quá mức của răng cửa hàm trên của chúng, chiều dài có thể lên đến 1,5 m. Ngà voi ở voi châu Á thường nhỏ hơn và voi cái phần lớn không có ngà.
  • Voi châu Á thường có màu xám, các loài Sumatran có màu xám nhạt hơn và Sri Lanka thì màu tối hơn. Mặc dù da của chúng dày và thô nhưng lại rất nhạy cảm và cần tắm trong bùn để bảo vệ, chống lại ánh nắng gay gắt của mặt trời và côn trùng cắn.
  • Voi có phần lông dài mềm mượt xung quanh lỗ tai và môi dưới, lông nhỏ và cứng ở trên thân.
  • Voi có 26 răng và thay 6 bộ răng hàm trong suốt cuộc đời. Răng hàm không phát triển theo chiều dọc như hầu hết các động vật có vú mà phát triển theo chiều ngang từ phía sau và đẩy những răng mòn cũ ra phía trước và ra ngoài.

Phân bố

Voi châu Á có khu vực phân bố khá rộng rãi. Bao gồm các nước của tiểu lục địa Ấn Độ như Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Bangladesh; các nước ở Đông Nam Á bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và Malaysia; và các đảo ở châu Á như Sri Lanka, Sumatra và Borneo. Ở Ấn Độ có 60% dân số hoang dã còn sống sót. Voi châu Á sống trong nhiều loại môi trường sống như rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, đồng cỏ, rừng rụng lá và đầm lầy.

Tập tính

Không có bằng chứng cho thấy voi có tính lãnh thổ. Phạm vi sinh sống của nó chỉ kéo dài khoảng 14 đến 52 km2. Voi là loài động vật có tính xã hội rất cao. Chúng sống trong một đàn có từ 8 đến 12 cá thể do một trưởng tộc đứng đầu và thường là con cái trưởng thành nhất. Một đàn voi thường bao gồm các con cái và voi con. Con đực rời đàn khi chúng khoảng 12 đến 15 tuổi và sống một mình. Voi châu Á giao tiếp với nhau bằng tín hiệu thị giác, xúc giác, khứu giác và âm thanh. Chúng ngủ từ 3 đến 4 giờ một ngày và dành 16 giờ một ngày để tìm kiếm thức ăn.

Sinh sản

Cả voi đực và cái đều đạt đến độ trưởng thành có thể sinh sản trong độ tuổi từ 14 đến 15. Mùa giao phối có thể diễn ra bất kỳ thời gian nào trong năm và cao điểm là mùa mưa. Con cái sinh con sau mỗi ba đến năm năm tùy thuộc vào thể chất của chúng. Thời gian mang thai là 22 tháng, là chu kỳ dài nhất của bất kỳ động vật có vú nào. Voi con được sinh ra thường chỉ có một, hiếm khi có hai. Chúng được sinh ra với trọng lượng lên tới 115 kg.

Chế độ ăn

Voi châu Á là loài động vật ăn cỏ. Chúng ăn chủ yếu các lá cây vào mùa khô và cỏ vào mùa mưa. Mỗi ngày chúng tiêu thụ lên đến 150 kg thức ăn.

Các mối đe dọa

Voi con là con mồi của sư tử, hổ và linh cẩu. Việc săn bắt lấy ngà và phá hoại của con người đã làm thu hẹp môi trường sống và làm suy giảm số lượng cá thể.

Bạn có biết không?

Voi châu Á được thuần hóa từ thời đại đồ đồng bởi nên văn minh thung lũng Indus. Voi châu Á là biểu tượng của nền văn hóa Ấn Độ và có quan hệ mật thiết với tôn giáo, lịch sử và thần thoại. Voi châu Á đã được sử dụng trong chiến tranh. Việc sử dụng vào quân sự được ghi lại đầy tiên vào năm 326 TCN trong trận chiến giữa Alexander Đại Đế và Vua Porus. Ngoài ra voi cũng được sử dụng trong Thế chiến II.

Album Ảnh

[smartslider3 slider=203]
Tags:

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts