Chúng tôi đã giới thiệu với các bạn nhiều bài viết về chủ đề những loài
động vật đã tuyệt chủng. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả các loài động vật đã từng bị tuyệt chủng đều thực sự biến mất. Có những loài động vật tưởng chừng như đã biến mất vĩnh viễn nhưng lại xuất hiện bất ngờ khiến cho cộng đồng những nhà khoa học rất sửng sốt. Để chứng minh rõ hơn, hãy cùng
Thegioidongvat.Co tìm hiểu về 25 loài động vật tuyệt chủng đã quay trở lại này nhé :
Rắn đêm Clarion
Loài rắn nhỏ nâu đen này có nguồn gốc từ hòn đảo Clarion ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico. Loài rắn này được coi là đã tuyệt chủng trong gần 80 năm qua cho đến khi các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Daniel Mulcahy và Juan Martinez Gomez, phát hiện ra sự xuất hiện của nó vào tháng 5 năm 2014.
Ngựa hoang Mông Cổ
Còn được gọi là ngựa Takhi và ngựa Dzung, Ngựa của hoang Mông Cổ là những phân loài cuối cùng còn sót lại của loài ngựa hoang dã. Chúng đã từng bị đẩy đến sự tuyệt chủng trong thế giới tự nhiên (
chủ yếu thông qua việc lai tạo với những giống ngựa đã thuần chủng khác). Thật may mắn, những nỗ lực tái khởi động trong việc phát triển và duy trì các quần thể hoang dã của loài ngựa hoang này đã thành công tại một số địa điểm ở Mông Cổ.
Cá Vây tay
Là một trong những loài động vật tuyệt chủng xuất hiện trở lại gần đây, cá Vây tay là một loài cá hiếm được cho là đã biến mất cách đây 65 triệu năm trong thời kỳ khủng long. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã vô cùng ngạc nhiên khi loài cá này lại một lần nữa được phát hiện vào năm 1938 tại Nam Phi. Cá Vây tay được coi là một liên kết quan trọng, đánh dấu thời điểm khi là loài động vật đầu tiên rời cuộc sống đại dương và tiến vào đất liền.
Thú có túi Monito del Monte
Mặc dù tên của chúng được dịch chính xác là loài khỉ núi thì trên thực tế thú có túi Monito del Monte lại không phải là một con khỉ, nói chính xác thì chúng là loài thú có túi nhỏ ở Nam Mỹ. Đôi khi được gọi là hóa thạch sống, loài sinh vật sống trên cây và thường hoạt động về đêm này được coi là thành viên duy nhất còn sống thuộc loài Thú có túi họ Chân to đã bị tuyệt chủng từ lâu.
Kiến Gracilidris
Là một loài kiến đặc biệt của họ kiến đêm, kiến Gracilidris được cho là đã tuyệt chủng khoảng 15-20 triệu năm trước. Tuy nhiên, một nhà côn trùng học (
chuyên nghiên cứu về kiến ) đã quá quen thuộc với những hóa thạch cổ của loài côn trùng này lại vô tình phát hiện ra những đặc tính đặc biệt của chúng trong một loài kiến hiện đại mà ông quan sát thấy ở Nam Mỹ năm 2006.
Vẹt đêm ( Vẹt đất )
Được biết đến như một trong những loài chim khó nắm bắt và bí ẩn nhất trên thế giới, Vẹt đêm là một loài vẹt nhỏ của Úc. Tuy nhiên, không một ai còn nhìn thấy loài chim này kể từ năm 1912 đến năm 1979,
chúng được cho là đã tuyệt chủng. Nhưng từ thời điểm đó đến nay, Vẹt đêm lại nhiều lần được phát hiện, đặc biệt nhất là bởi một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã John Young, người đã chụp được một số hình ảnh và video của loài chim hiếm có này.
Xem thêm: [Infographic] Tổng Hợp 9 Loài Động Vật Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng
Cóc sừng hoa Huila
Là một phân loài của loài cóc thuần chủng có nguồn gốc từ Colombia, cóc sừng hoa Huila được cho là đã tuyệt chủng hoàn toàn vào năm 1990 do nấm chytrid. Loại nấm này đã tàn phá rất nhiều quần thể
động vật lưỡng cư trên toàn thế giới. Tuy nhiên, loài cóc này đã được tái phát hiện vào năm 2006, làm tăng thêm hy vọng rằng các loài động vật khác cũng có thể đã sống sót qua đại dịch.
Kền kền khoang cổ California
Với sải cánh dài tới 3 m (10 ft),
kền kền khoang cổ California là loài chim lớn nhất ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, loài chim tuyệt vời này đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 1987 khi 27 cá thể cuối cùng bị bắt giữ và đưa vào các chương trình gây giống. Bốn năm sau, kền kền khoang cổ California lại được đưa trở lại môi trường sống tự nhiên một lần nữa vì chúng được phóng thích ở một số bang của Mỹ.
Chim Takahe đảo Nam
Xuất hiện khá phổ biến khắp đảo Nam của New Zealand, chim Takahe đảo Nam là một loài chim lớn không biết bay với chiếc mỏ khỏe và đôi chân đỏ vững chắc. Chúng được cho là đã tuyệt chủng khi không còn bất cứ một sự xuất hiện nào vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên vào năm 1948, bác sĩ Geoffrey Orbell lại khám phá ra loài chim này trong các bụi cỏ của những dãy núi phía xa Murchison.
Chuột chù tai nhỏ Nelson
Có nguồn gốc từ khu vực Volcan San Martin ở Đông Mexico, loài chuột chù tai nhỏ Nelson là một giống chuột chù nhỏ được phát hiện lần đầu tiên bởi EW Nelson và EA Goldman, những người đã tìm thấy 12 mẫu vật của loài này vào năm 1894. Không có thêm một ai nhìn thấy loài chuột này trong vòng 100 năm sau đó, chúng được cho là đã tuyệt chủng. May mắn thay, loài chuột này lại
được phát hiện lại trong cùng khu vực vào năm 2004.
Hải âu vùng Bermuda
Là một trong những loài động vật tuyệt chủng nổi tiếng nhất đã quay trở lại, hải âu Bermuda là một loài chim biển có kích thước trung bình được tìm thấy ở tam giác quỷ Bermuda. Khi Cristobal Colon đi thuyền qua vùng tam giác quỷ Bermuda vào năm 1492, có đến hơn nửa triệu cặp chim này đang ẩn náu ở đó. Tuy nhiên vào năm 1620, vì sự săn trộm quá mức nên người ta đã không còn nhìn thấy loài chim này nữa và chúng được cho là đã tuyệt chủng. Vào năm 1951, sau hơn 320 năm kể từ đó, hải âu vùng Bermuda lại xuất hiện.
Thằn lằn khổng lồ đảo El Hierro
Được tìm thấy ở đảo Canary thuộc quần đảo El Hiero, thằn lằn khổng lồ El Hierro là một loài bò sát lớn từng sinh sống trên khắp hòn đảo này. Vào những năm 1930, do những thông tin không chính xác về loài thằn lằn, người ta cho rằng chúng đã tuyệt chủng. May mắn thay, một quần thể sống của loài này lại được phát hiện vào năm 1974. Hiện nay, có khoảng 300 - 400 cá thể thằn lằn đang sinh sống trên hòn đảo này.
Rùa rừng Arakan
Có nguồn gốc từ những khu rừng trúc rậm rạp ở vùng núi Arakan của Myanmar, Rùa rừng Arakan là một loài rùa bán đất liền quý hiếm, chúng được cho là đã tuyệt chủng vào năm 1908 do sự hạn chế về phạm vi sống và thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, loài rùa này đã được phát hiện lại vào năm 1994 khi một số mẫu vật của chúng đang được bán ở các thị trường thực phẩm Châu Á.
Voi Javan
Có nguồn gốc từ đảo Java, voi Java đã bị tuyệt chủng sau khi người châu Âu đặt chân đến Đông Nam Á. Sự tin tưởng đó vẫn tồn tại cho đến năm 2003 khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra loài Voi Pygmy Borneo thực ra là hậu duệ của Voi Java. Người dân địa phương tin rằng những con vật này đã được di tản từ đảo Java tới hòn đảo Borneo lân cận hàng trăm năm trước.
Thằn lằn bóng khủng bố
Với chiều dài khoảng 50 cm (20 inch), Thằn lằn bóng khủng bố là một loài thằn lằn lớn được tái phát hiện vào năm 2003 ở New Caledonia phía Nam Thái Bình Dương. Chúng từng bị coi là đã tuyệt chủng vì chỉ có một người từng nhìn thấy một cá thể thằn lằn còn sống – vào năm 1876. Loài bò sát quý hiếm này cũng được liệt kê là loài động vật đang cực kì nguy cấp.
Báo Florida
Là một phân loài quý hiếm của báo Cuga, báo Florida là một trong những ví dụ đáng chú ý nhất về các loài động vật bị đe dọa nghiêm trọng đã được khôi phục lại. Vào những năm 1970, số lượng loài báo này đã giảm đáng kể chỉ khi còn khoảng 20 cá thể còn lại trong tự nhiên. Các nỗ lực bảo tồn đã đẩy số lượng loài báo này lên đến 160 vào năm 2013, nhưng chúng vẫn phải đối mặt với vô số thách thức trong cuộc đấu tranh giành lại sự sống còn.
Cá hồi Kunimasu
Còn được biết đến với cái tên cá đen Kokanee, cá hồi Kunimasu là một phân loài của
cá hồi đỏ từng sống ở Hồ Tazawako của Nhật Bản. Loài cá này được cho là đã bị xóa sổ vào những năm 1940 sau khi một đập thủy điện làm tăng nồng độ axit trong hồ. May mắn thay, một số cá thể sống của loài cá này được phát hiện gần đây ở một hồ khác đã chứng minh loài động vật này chưa bị tuỵệt chủng.
Tôm hùm cây
Còn được gọi là chiếc gậy của hòn đảo Lord Howe Island, Tôm hùm cây là một loài côn trùng lớn thường hoạt động về đêm và từng sinh sống rất đông đúc trên hòn đảo Lord Howe ở Úc. Nhiều loài chuột được đưa đến hòn đảo này đã khiến cho nhiều loài côn trùng dần đi đến sự tuyệt chủng vào năm 1920. Tuy nhiên, loài côn trùng này đã được trông thấy xuất hiện trên khu vực Pyramid Ball – dãy đá tàn tích của một ngọn núi lửa đã cũ nằm cách đó vài dặm.
Chuột chù răng khía Cuba
Là một loài sinh vật nhỏ kì lạ được biết với tuyến nước bọt cực độc, chuột chù răng khía Cuba là một loài động vật có vú cực kỳ hiếm khi người ta chỉ tìm được 36 con. Vào năm 1970, loài chuột này thậm chí còn bị tuyên bố là đã tuyệt chủng vì không có thêm mẫu vật nào được tìm thấy kể từ năm 1890. Nhưng giữa năm 1974 và 1975, người ta lại phát hiên thêm 3 con chuột của loài này và các nghiên cứu cho thấy chúng vẫn tồn tại ở một số nơi phía đông Cuba.
Chim gõ kiến mỏ ngà
Là loài chim gõ kiến lớn thứ ba trên thế giới, chim gõ kiến mỏ ngà có thể dài đến 51 cm (20 in) và có sải cánh dài tới 76 cm (30 inch). Sự phá hủy môi trường sống và việc săn bắn quá mức đã làm giảm số lượng loài chim xinh đẹp này đến mức mà chúng hầu như bị xem là tuyệt chủng. Nhưng một video được quay vào năm 2005 ở một khu rừng ngập mặn Arkansas cho thấy loài chim này vẫn còn sống. Hiện tại, chúng được coi là một trong những loài động vật bị đe dọa nghiêm trọng.
Mực ống khổng lồ
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng
Mực ống khổng lồ, một loài mực lớn sống dưới đáy biển có chiều dài lên tới 13 m (43 ft), có thể đang trên bờ vực tuyệt chủng. Lý do tại sao quần thể của loài động vật thông minh này sụt giảm đáng kể vẫn còn là một bí ẩn. Người ta cho rằng điều này có thể liên quan đến sự phát triển của
cá nhà táng, kẻ thù nguy hiểm nhất của loài mực này.
Ngựa Caspi
Là loài ngựa nhỏ có nguồn gốc từ miền Bắc Iran, ngựa Caspi đã bị coi là tuyệt chủng từ thế kỷ thứ 7 khi đế quốc Ba Tư sụp đổ. Chúng đã biến mất trong hơn 1300 năm cho đến khi chúng lại vô tình được phát hiện lại vào năm 1965 tại một ngôi làng nhỏ ở Bắc Iran. Louise Firouz, một người Mỹ chuyên gây giống ngựa Iran đã tìm thấy chúng.
Xem thêm: Tổng hợp 10 loài ngựa phổ biến nhất trên thế giới
Diều hâu ăn rắn Madagascar
Là một loài chim săn mồi cỡ trung bình, diều hâu ăn rắn Madagascar là loài chim rất quý hiếm ở các khu rừng nhiệt đới Madagascar. Môi trường sống của chúng ngày bị xâm lấn và dần biến mất. Trong nhiều năm, người ta vẫn nghi ngờ rằng liệu loài chim này có còn sống sót trong tự nhiên hay không? May mắn thay, loài diều hâu ăn rắn Madagascar lại được phát hiện trở lại trong thời gian gần đây.
Sóc bay lông đen
Được coi như chiếc tàu lượn lớn nhất thế giới động vật,
sóc bay lông đen là một phân loài quý hiếm của họ sóc bay. Chúng sống ở những vùng núi cao phía Bắc Pakistan trong các khu vực không thể tiếp cận, đây cũng là lý do tại sao chúng được biết đến chủ yếu từ những miếng da thuộc được người ta mang về từ nơi này. Chúng được cho là đã tuyệt chủng vì không còn xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng vào năm 1996, loài sóc bay lông đen này lại được phát hiện đã sinh sống trở lại.
Kiến Khủng long
Kiến Khủng long được gọi là "
hóa thạch sống", là một trong những ví dụ sống động nhất về loài kiến cổ xưa đã sinh sống cách đây khoảng 100 triệu năm trước. Kiến Khủng long được thu thập lần đầu tiên vào năm 1931 ở cuối vịnh Great Australian phía Tây Úc. Vì không có thêm bất kì mẫu vật nào khác được tìm thấy sau đó, loài này được coi là đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, vào năm 1977, sự lớn mạnh của loài kiến này đã bất ngờ được phát hiện gần Poochera, Nam Úc.