Tên thường gọi: Albertosaurus
Thời kỳ lịch sử:Cuối kỷ Phấn trắng (khoảng 71 triệu năm trước)
Kích thước: Chiều dài khoảng 9 m
Cân nặng: Trọng lượng dao động từ 1300 đến 1900 kg
Tốc độ: 14 đến 21 km/h
Thời kỳ lịch sử: Cuối kỷ Phấn trắng (khoảng 71 triệu năm trước)

Có thể không nổi tiếng như Tyrannosaurus Rex, nhưng nhờ vào hồ sơ hóa thạch bao quát nhất của nó, Albertosaurus cho đến nay được cho là Tyrannizard có bằng chứng đầy đủ nhất trên thế giới. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu 10 sự thật hấp dẫn về loài khủng long Albertosaurus.

Albertosaurus được phát hiện ở tỉnh Alberta của Canada

Albert có thể không tạo cho bạn những nỗi sợ hãi khi nghe đến nó, nhưng thực tế là Albertosaurus được phát hiện ở tỉnh Alberta của Canada, vùng lãnh thổ rộng thổ lớn, hẹp và cằn cỗi nằm trên đỉnh bang Montana. Loài Tyrannosaur này trùng tên với rất nhiều loài khủng long khác, bao gồm Albertaceratops (khủng long một sừng, có mào), Albertadromeus (khủng long chân chim cỡ nhỏ) và một Theropod (Khủng long chân thú) nhỏ, có lông vũ, Albertonykus.

Kích thước của Albertosaurus chỉ bằng một nửa Tyrannosaurus Rex

Một con Albertosaurus trưởng thành có chiều dài đo được vào khoảng 30 feet (khoảng 9m) tính từ đầu đến đuôi và nặng gần hai tấn, nhỏ hơn so với loài Tyrannizard nổi tiếng nhất trong số chúng, T. Rex. Mặc dù vậy, đừng đẻ bị lừa, mặc dù Albertosaurus trông có vẻ nhỏ hơn người anh em họ hàng của chúng nhưng Albertosaurus vẫn là một cỗ máy giết người đáng sợ theo đúng nghĩa của nó. Nó thực sự nhanh nhẹn và di chuyển với tốc độ cao nhưng chỉ thiếu một chút sức mạnh. (Albertosaurus chắc chắn là loài chạy nhanh hơn T. Rex)

Albertosaurus có thể được xếp cùng loài với con khủng long như Gorgosaurus

Giống như Albertosaurus, Gorgosaurus là một trong những loài bạo chúa có bằng chứng hóa thạch đầy đủ, rất nhiều mẫu vật đã được thu hổi từ Công viên Khủng long của tỉnh Alberta. Vấn đề được đặt ra là loài khủng long này được đặt tên từ hơn 100 năm trước, khi mà các nhà cổ sinh vật học đang gặp khó khăn trong việc phân biệt một con khủng long ăn thịt với các loài khác và cuối cùng nó cũng có được xếp thành một chi riêng (và có kích thước tương đương Albertosaurus)

Albertosaurus đã phát triển rất nhanh trong những năm thiếu niên

Nhờ sự nghiên cứu chuyên sâu về các mẫu hóa thạch, chúng ta có thể biết rất nhiều về vòng đời trung bình của Albertosaurus. Trong khi những con non mới sinh xuất hiện ngày càng nhiều thì con khủng long này thực sự đã trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh ở tuổi thiếu niên, nó có thể tăng thêm được hơn 250 pound mỗi năm. Giả sử nó sống sót sau các cuộc di cư lớn của Bắc Mỹ vào cuối kỷ Phấn trắng, Albertosaurus trung bình sẽ đạt kích thước tối đa trong khoảng 20 năm và có thể sống được thêm mười năm sau đó.

Albertosaurus có thể đã sống hoặc săn bắt theo đàn

Bất cứ khi nào các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra nhiều mẫu vật của cùng một loài khủng long ở cùng một vị trí, thì chắc chắn sẽ suy đoán loài khủng long này có tập tính bầy đàn. Mặc dù chúng ta không biết chắc chắn rằng Albertosaurus có thực sự là một loài động vật sống theo bầy hay không, nhưng dường như đây cũng là một giả thuyết hợp lý, dựa trên những gì chúng ta biết về loài Theropod nhỏ hơn (ví dụ như Coelophysis). Cũng có thể hình dung rằng Albertosaurus đã đi săn theo đàn của mình hay ví dụ, những con vị thành niên đã dồn Hypacrosaurus hoảng loạn về phía vị trí chiến lược của những con khủng long trưởng thành.

Albertosaurus thường săn bắt những con khủng long mỏ vịt

Albertosaurus sống trong một hệ sinh thái vô cùng phong phú, và nó có nhiều con mồi để lựa chọn: không chỉ có các loài khủng long như Edmontosaurus và Lambeosaurus mà còn có rất nhiều khủng long mặt sừng (Ceratopsian) và khủng long Ornithomimid. Nhiều khả năng là loài khủng long bạo chúa này thường nhắm vào những con mồi non, những cá thể già yếu hoặc bệnh tật, tách chúng khỏi đàn bằng những cuộc rượt đuổi với tốc độ cao. (Và giồng như người anh em họ hàng của nó, T. Rex, Albertosaurus sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào khi tác động vào xác của một loài động vật bị bỏ lại bởi một kẻ săn mồi đồng loại).

Chỉ có một loài được đặt tên là Albertosaurus

Với lịch sử hóa thạch lâu đời của nó, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng chi Albertosaurus chỉ bao gồm một loài, A. Sarcophagus. Tuy nhiên, thực tế nhận định này lại chứa rất nhiều chi tiết hỗn độn: Tyrannizard này từng được biết đến với tên gọi Deinodon và nhiều loài khác được cho là bị nhầm lẫn trong nhiều năm với các loài khác như Dryptosaurus và Gorgosaurus. (Ngoài ra, Albertosaurus được đặt tên bởi thợ săn hóa thạch người Mỹ, Henry Fairfield Osborn, người đã cho thế giới biết đến sự tồn tại của T. Rex)

Hầu hết các mẫu vật còn sót lại của Albertosaurus đã được khôi phục

Năm 1910, thợ săn hóa thạch người Mỹ Barnum Brown tình cờ phát hiện ra một khu vực gọi là Đảo xương khô: một mỏ đá ở Alberta chứa nhiều bộ xương của ít nhất chín cá thể Albertosaurus. Thật đáng kinh ngạc, đảo xương khô đã bị phớt lờ trong suốt 75 năm, cho đến khi các chuyên gia từ Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell của Alberta tiếp tục khai quật đã phát hiện ra hàng tá mẫu vật Albertosaurus và hơn một ngàn xương xếp rải rác.

Albertosaurus vị thành niên cực kỳ hiếm

Mặc dù có hàng chục Albertosaurus thanh thiếu niên và trưởng thành được phát hiện trong thế kỷ qua nhưng các con khủng long non và khủng long vị thành niên thực sự rất hiếm. Lời giải thích hợp lý nhất cho điều này là xương của loài khủng long sơ sinh không rắn chắc và có khả năng bảo tồn hoặc đại đa số các con non đã chết do bị những kẻ săn mồi nuốt chủng. (Tất nhiên cũng có thể có trường hợp Albertosaurus mới sinh có tỷ lệ tử vong thấp và không bị chết nhiều như những con trưởng thành).

Albertosaurus đã được nghiên cứu bởi rất nhiều các nhà cổ sinh vật học

Bạn có thể kể ra rất nhiều các nhà cổ sinh vật học người Mỹ và Canada đã nghiên cứu về loài khủng long Albertosaurus trong một thế kỳ qua. Danh sách này không chỉ bao gồm Henry Fairfield Osborn và Barnum Brown mà còn cả Lawrence Lambe (người có tên được dùng để đặt cho con khủng long mỏ vịt Lambeosaurus), Edward Drinker và Othniel C. Marsh.

Leave a comment