Tên thường gọi: cá Diêu Hồng, cá Điêu Hồng, cá rô phi đỏ
Tên khoa học: Oreochromis sp.
Tên tiếng anh: Red Tilapia
Họ: cá rô phi
Ngành: dây sống
Nguồn gốc: Đài Loan
Cân nặng: 1,2kg sau 18 tháng nuôi
Tập tính ăn: ăn tạp
Môi trường sống: nước ngọt
Môi trường sống và vùng phân bố cá Diêu Hồng
Cá Diêu Hồng, cá Điêu Hồng hay cá rô phi đỏ là loài cá nước ngọt thuộc họ cá rô phi, được hình thành từ lai tạo và sinh trưởng trong điều kiện nuôi nhốt. Tại Việt Nam, cá Diêu Hồng còn được gọi là cá rô vì chúng có hình dạng và màu sắc tương đối giống nhau; phân bố phổ biến nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.Nguồn gốc cá Diêu Hồng
Năm 1968, một số người dân Đài Loan phát hiện một vài con cá bột rô phi cỏ có màu đỏ bởi quá trình đột biến bạch tạng không hoàn toàn. Tiếp đến, người ta cho lai loài cá này đột biến bạch tạng với loài rô phi vằn cho ra thế hệ F1 là rô phi màu đỏ (hay còn gọi là Diêu Hồng). Về sau, người ta lại tiến hành cho sinh sản và lai tạo thêm một số cá rô phi đỏ với nhau và cho ra 4 nhóm gồm: đỏ, nâu, đen và trắng nhạt. Như vậy, thực chất, rô phi đỏ là con lai giữa cá bột rô phi cỏ và rô phi vằn.Đặc điểm nhận dạng cá Diêu Hồng
- Toàn thân phủ vảy màu đỏ hồng hoặc vàng đậm; một số khác có vài đám vảy màu đen xen lẫn với màu hồng trên thân
- Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn, miệng rộng hướng ngang. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dày. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn, khoảng cách 2 mắt rộng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to, cứng, chưa tới lỗ hậu môn.
- Cá Diêu Hồng đực và cái phân biệt với nhau bởi hình thái ngoài và lỗ huyệt. Cá đực có đầu to và nhô cao; vây lưng và vây đuôi có màu hồng hoặc hơi đỏ; có 2 lỗ huyệt gồm lỗ niệu sinh dục (với đầu thoát dạng lồi, hình nón dài và nhọn) và lỗ hậu môn; trong khi cá cái có đầu nhỏ và hàm dưới trễ; vây lưng và vây đuôi màu tím nhạt; có 3 lỗ huyệt gồm lỗ niệu, lỗ sinh dục (dạng tròn, hơi lồi, không nhọn như cá đực) và lỗ hậu môn;
- Sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, lợ, thích hợp với nguồn nước có độ pH khoảng 6,2-7,5 và nhiệt độ là 25-350C, khả năng chịu phèn kém, tuy nhiên lại có thể thích nghi trong môi trường nhiễm mặn nhẹ từ 5-12%o
- Chịu nhiệt kém, nước dưới 180C cá ăn kém, chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh; thậm chí có thể chết vì rét khi nhiệt độ nước vào khoảng 11-120C
- Cá Diêu Hồng sinh trưởng nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc vào môi trường nước, thức ăn, mật độ nuôi cũng như cách chăm sóc. Một con cá Diêu Hồng sinh trưởng tốt sẽ đạt cân nặng cỡ thương phẩm khoảng từ 400-500g trở lên chỉ sau 5-6 tháng nuôi.
Đừng bỏ qua: Cá Anh Vũ – Loại Cá Tiến Vua Đắt Nhất Việt Nam Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng
Thức ăn cá Diêu Hồng
Cá Diêu Hồng là động vật nước ngọt ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại bột có nguồn gốc thực vật như: bột ngô, khoai, sắn, gạo hay rau muống, bèo trứng, bèo tấm, rau thái nhỏ,... Ngoài ra, loài cá này có thể ăn tôm cá nhỏ, ấu trùng của các loài động vật thủy sinh, thức ăn công nghiệp dạng viên và các phế phụ phẩm khácNuôi cá Diêu Hồng đúng cách
- Có thể nuôi cá Diêu Hồng thâm canh trong ao, trong lồng hoặc nuôi quảng canh. Trường hợp nuôi trong ao, ao phải được tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy, lấp hang hốc, dọn sạch cây cỏ, trang phẳng đáy, dùng vôi để khử chua và diệt cá tạp, phơi nắng khoảng 2-3 ngày, sau đó lấp nước vào ao qua lưới lọc rác.
- Đảm bảo chọn nuôi những con khỏe mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh, không bị bệnh, màu cá sáng, cỡ đồng đều, phản ứng nhanh nhạy
- Nên bắt đầu thời vụ nuôi thả vào cuối tháng 5-6, đảm bảo cứ mật độ 3 con Diêu Hồng/ 1 m2
- Thực hiện thay nước ao cá khi phát hiện ao quá bẩn, thay từ 1/3 – 2/3 lượng nước trong ao/ 1 lần thay
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường của ao nuôi cá gồm: độ pH, độ trong, nhiệt độ, oxy,… đảm bảo môi trường nuôi nhốt cá Diêu Hồng lý tưởng nhất
Cho cá Diêu Hồng ăn đúng cách
- Đối với thức ăn công nghiệp: cho ăn những loại thức ăn chứa độ đạm từ 25-30%, lượng thức ăn ở mỗi lần ăn chiếm khoảng 4-5% trọng lượng cơ thể cá, cho ăn 2 lần/ ngày vào sáng, chiều
- Đối với thức ăn tự chế biến: tháng đầu cho ăn hỗn hợp xay nhuyễn nấu chín gồm 30% cám gạo + 70% cá, lượng thức ăn chiếm 7% trọng lượng thân, cho ăn ngày 2 lần; tháng thứ 2 cho ăn hỗn hợp xay nhuyễn nấu chín gồm 40% cám gạo + 60% cá, lượng thức ăn chiếm 6% trọng lượng thân; tháng thứ 3 trở lên cho ăn hỗn hợp xay nhuyễn, nấu chín rồi vo cục gồm 50% cám gạo + 50% cá, lượng thức ăn chiếm 3-5% trọng lượng thân
- Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung thêm rau, cỏ, bèo các loại để cá lớn nhanh, đồng thời giảm bớt thức ăn tinh.
Đặc điểm sinh sản của cá Diêu Hồng
Cá Diêu Hồng sinh sản nhiều lần trong năm, chỉ ngừng đẻ khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh, thường kéo dài trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (chỉ xảy ra ở miền Bắc). Đến mùa sinh sản, khi cá cái đẻ trứng, cá đực sẽ tiết sẹ thụ tinh cho trứng, sau đó cá cái sẽ ngậm ấp trứng trong miệng. Trứng cá sẽ nở sau 4-6 ngày ấp trong điều kiện nhiệt độ là 300C, sau đó, cá con vẫn sẽ được cá cái ngậm trong vòng 3-4 ngày, rồi chui ra khỏi miệng cá mẹ sau khoảng thời gian đó; lúc này, cá mẹ sẽ đi kiếm ăn và tiếp tục tham gia vào đợt đẻ mới.Có thể bạn quan tâm: Cá Bảy Màu Và 7 Điều Thú Vị Sẽ Khiến Bạn Bất Ngờ