Tên thường gọi: Chim sơn ca
Tên khoa học: Alauda Arvensis
Ngành: Động vật có dây sống
Lớp: Chim
Bộ: Sẻ
Cân nặng: <50g
Kích thước: khoảng 16cm
Đặc điểm hình dáng và tính cách chim sơn ca
- Chim sơn ca là loài chim nhỏ có kích thước bé bằng chim sẻ nhưng vẻ ngoài lại kém nổi bật
- Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm
- Cánh dài, nhọn với 9 lông cánh. Bộ lông xỉn màu, thường có màu nâu, vàng nhạt hoặc nâu hung, đặc điểm này giúp chim dễ dàng lẫn trốn trong đất hoặc cỏ khô. Các lông gáy ngắn, thường dựng lên thành mào
- Chân nhỏ, dài được phủ vảy cả hai mặt trước - sau, cạnh sau tròn nhưng không sắc, các vuốt chân sau dài giúp chim thích nghi với môi trường sống trên mặt đất – đứng vững và ổn định hơn
- Thông thường, chim sơn ca trống và mái rất khó phân biệt bởi hình dáng bên ngoài và màu lông khá giống nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những tay chơi chim chuyên nghiệp lâu năm cho biết: chim sơn ca trống thường có đầu, ngực và vai to hơn; lông ở lườn nhiều hơn; lông ở ngực chẻ đôi; có tiếng kêu “tít tít” trong trẻo, ca nên hót hay hơn;…
- Chim sơn ca chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất, đặc biệt không thể đậu và chuyền trên cây như hầu hết các loài chim khác
- Trong tự nhiên, chim sơn ca thường hót vào chiều mát, khoảng 4 - 5h chiều. Lúc này, chim sẽ bay vút lên trời cao rồi giang cánh ra vừa hót vừa rơi xuống rồi lại tiếp tục bay lên. Một con chim sơn ca có giọng hót hay thì phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại từ cao xuống lại thấp; mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi.
- Trong điều kiện nuôi nhốt, chim sơn ca mới đưa về khá nhát người
Thức ăn của chim sơn ca
Chim sơn ca khá dễ nuôi, thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng, kiến cánh, mối, cào cào non và hạt cỏ dại. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể cho sơn ca ăn cám con cò trộn trứng, kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng, rau, dưa chuột, mướp đắng,… Tuyệt đối không được cho chim sơn ca ăn sâu (kể cả sâu khô và sâu tươi) vì có thể khiến lông chim bị xoăn, hỏng lông.Đừng bỏ qua: Chào mào – “đệ nhất chim cảnh” dễ nuôi và dễ thuần
Cách nuôi chim sơn ca đúng cách để chúng hót hay
- Muốn nuôi chim sơn ca hót hay, trước hết người nuôi phải biết cách chọn sơn ca nuôi phù hợp. Cụ thể: chim sơn ca được nuôi thường là chim non (vì chim già rất khó thuần) – một con chim sơn ca đẹp và hót hay là những con mà trên người của chúng phải có đốm nổi bật – hai cánh thường bắt chéo nhau trên lưng, chứ không nằm song song riêng lẻ hai bên - …
- Người nuôi thường sẽ mất khoảng 5 - 7 tháng để nuôi và chăm sóc chim sơn ca non để chúng thay lông và hót được; đặc biệt phải chọn đúng chim sơn ca trống. Trường hợp nuôi chim non nhưng lên khoảng hơn 8 tháng mà chim vẫn chưa hót được thì xem như thất bại, người nuôi nên tuyển con khác.
- Tuy nhiên, thông thường, một con chim sơn ca được nuôi từ nhỏ lên phải mất hơn 1 năm mới chơi được; vì vậy, muốn nuôi sơn ca đạt chuẩn (có giọng hót hay), người nuôi phải thực sự kiên trì
- Lồng nuôi chim sơn ca phải là loại lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát cho chim tắm và nấm cho chim đứng
- Nên treo lồng chim sơn ca ở nơi có đủ nắng gió để chim được tắm nắng, thông thường sơn ca cần phơi nắng ít nhất 6 tiếng một ngày, thời gian phơi nắng càng lâu – sơn ca càng mau lên. Tuy nhiên, người nuôi phải tập cho chim phơi nắng dần dần, thời gian phơi ở mỗi lần sau nhiều hơn mỗi lần trước, tránh để chim phơi lâu ngay lập tức sẽ rất dễ làm chết chim
- Chim sơn ca thích tắm, tuy nhiên chúng không tắm bằng nước mà lại tắm với cát. Vì vậy, người nuôi nên lưu ý thay cát cho chim, thường là 1 tuần 1 lần, sử dụng cát mịn (thường là cát gần bãi biển), dùng 2 lồng chim để sát vào nhau để lùa chim qua bằng cửa, không được dùng tay bắt chim vì sẽ làm chúng hoảng sợ và trở nên nhát người hơn.
- Để chim sơn ca hót hay với nhiều giọng hót đa dạng, người nuôi cần thường xuyên đưa chim đi dợt hoặc mở các loại đĩa có giọng chim hót để chim sung và học hỏi cái hay từ các loài khác. Tuy nhiên, không nên cho chim sơn ca tiếp xúc với các loài chim hót khác như họa mi, chích chòe, khướu vì có thể bị lai giọng
Tập tính sinh sản của chim sơn ca
Chim sơn ca thường tìm nhau, kết đôi rồi sinh sản vào mùa xuân. Chúng làm tổ trong các bụi cỏ trên mặt đất rồi đẻ trứng, khoảng từ 3 - 5 trứng/ 1 lứa. Trứng sẽ được cả chim bố và chim mẹ ấp khoảng 12 - 16 ngày thì nở, con non sẽ được chim bố mẹ tìm thức ăn về cho ănXem thêm: Chim Cu Gáy Và 10+ Điều Thú Vị Không Thể Không Khám Phá