Now Loading

Cua Đỏ Đảo Giáng Sinh - Những kẻ xâm chiếm đích thực

Cứ đến tháng 10-12 Âm lịch hàng năm, người ta lại được chứng kiến một cuộc di cư vô cùng hùng hậu của loài động vật giáp xác đông đúc có tên Cua Đỏ. Chúng đổ xô từ những khu rừng nhiệt đới ra bãi biển để thực hiện việc sinh sản lớn nhất trong năm Loài cua to lớn này có thể hoạt động cả ngày nhưng lại thích ở trong bóng râm vì chúng có thể bị chết vì “tắm nắng” quá lâu dưới thời tiết khô hạn của mùa hè.
Xem Video: Hàng triệu con cua xâm chiếm biển Cuba
Cua đỏ là loài động vật đặc hữu của đảo Giáng sinh ở Úc mà không thể tìm thấy được ở bất kì nơi nào khác trên thế giới. Đặc biệt, cua đỏ đảo Giáng Sinh cũng là một nhân tố quan trọng đối với quê hương chúng , có số lượng lên tới khoảng 120 triệu con phân bố trong hầu hết các khu rừng mưa nhiệt đới và đóng vai trò chính trong việc quyết định tới cấu trúc của hệ sinh thái.
Tên thường gọi: Cua đỏ đảo Giáng sinh Tên khoa học: Gecarcoidea natalis Loài: Động vật không xương sống Chế độ ăn: Động vật ăn tạp Kích thước trung bình: 12 cm Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được xếp hạng (Not Evaluated) Số lượng hiện tại: Chưa rõ

Môi trường sống và Chế độ ăn uống

Những con cua to lớn này có thể hoạt động suốt cả ngày nhưng thường chỉ ở trong bóng râm vì chúng có thể chết do mất nước nếu ở dưới ánh nắng mặt trời thời gian dài. Chúng ăn lá mục, cây giống, trái cây rụng và hoa nhưng phân của chúng lại giúp tái chế các chất dinh dưỡng và góp phần làm đất rừng màu mỡ cũng như cân bằng hệ thực vật tự nhiên. Hầu hết cua đỏ đều sống một mình trong những chiếc tổ mà chúng tự đào trong các khu rừng nhiệt đới. Vào mùa khô, chúng hầu như chỉ trú ẩn trong tổ nhằm giữ được độ ẩm cơ thể và những chất dinh dưỡng cơ bản để có thể tiếp tục cuộc hành trình trong hai đến ba tháng sau đó.

Quá trình di cư của Cua đỏ

Nhưng khi mùa mưa đến vào tháng 10 hoặc tháng 11, chúng sẽ bắt đầu một cuộc di cư hàng loạt đến các bãi biển để thực hiện việc sinh sản của mình. Bằng việc di chuyển, chúng sẽ tạo ra những làn sóng đỏ tràn qua mọi chướng ngại vật trên đường (kể cả những đường hầm và các con phố gần đó) hay thậm chí ngay cả những vách đá ven biển cũng không ngoại lệ. Chuyến di cư hàng năm này cũng gắn bó chặt chẽ với lịch âm lịch. Những con cua đỏ đảo Giáng sinh sẽ đến bờ biển và kết đôi với nhau trong một khoảng thời gian. Sau đó, con cái có thể đẻ và ấp trứng trong những chiếc hố trong khoảng hơn mười ngày trước khi đưa số trứng này xuống biển vào thời điểm khi thủy triều lên cao hoặc lúc trăng tròn. Trong suốt thời gian này, mực nước biển ở các bãi biển thay đổi rất it để có thể cung cấp cho đàn cua một không gian dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, thời tiết cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc đẻ trứng của chúng, vì nếu thời tiết không ủng hộ thì cả đàn cua sẽ phải chờ cho đến tháng âm lịch tiếp theo.

Sinh sản

Trứng cua đỏ nở ngay lập tức, và những con non sẽ sống như ấu trùng trong nước biển trong một tháng trước khi tự tìm cách quay trở lại đất liền và bắt đầu một cuộc hành trình mới.

Một số thông tin thú vị về Cua Đỏ có thể bạn chưa biết:

• Những con cua đỏ này đã gây cản trở giao thông, đâm thủng các lốp xe và bò ngổn ngang trên khắp các cánh cửa trong suốt cuộc hành trình tới biển của chúng. • Cuộc di cư của cua đỏ kéo dài từ 9 đến 18 ngày. • Cua đỏ giúp các khu rừng nhiệt đới sạch sẽ bằng cách ăn hết những lá cây và hoa rụng. • Những người dân của đảo Giáng sinh thường giúp đỡ các đàn cua di cư bằng cách ngâm mang chúng xuống nước để chúng có thể sống sót trong những ngày khô nóng.

Album ảnh

[smartslider3 slider=67]
Tags:

Tác giả chuyên nghiệp
Tôi là một tác giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và viết về động vật. Với niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên, tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu sâu về đời sống hoang dã, tập tính sinh học, và vai trò của các loài trong hệ sinh thái. Tôi sẽ mang đến cho độc giả kiến thức chân thực nhất về Thế giới động vật hoang dã muôn loài.
View all posts