Đứng đầu trong Top 4 đặc sản cá biển hàng đầu Việt Nam (Chim - Thu - Nhụ - Đé), cá chim mang lại nhiều giá trị về dinh dưỡng, kinh tế, và một số giá trị đặc biệt khác. Theo thống kê từ các nguồn tài liệu uy tín về động vật, hiện cá chim được phân thành 8 loại với nhiều thông tin hữu ích đi kèm; trong đó, cá chim trắng, cá chim đen là 2/8 loại phổ biến và có giá trị nhất tại thị trường cá Việt Nam.
Dưới đây là 8 loại cá chim phổ biến nhất hiện nay mà Thegioidongvat.co tổng hợp được và những thông tin thú vị mà nó mang lại:
Cá chim đen
- Tên thường gọi: cá chim đen, cá trà, cá chim
- Tên khoa học: Parastromateus niger
- Tên tiếng Anh: Black Pomfret
- Loài: cá
- Chi: Parastromateus
- Vùng phân bố: bản địa khu vực rạn san hô trong Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, phân bố chủ yếu tại vịnh Bắc bộ, vùng biển Trung bộ và đông, tây Nam bộ.
- Đặc điểm: thân hình thoi rất cao, dẹp 2 bên – đầu to, mồm tròn tù – mắt không có mí mắt mỡ - miệng nhỏ ở phía trước đầu, hơi xiên – răng 2 hàm nhọn, nhỏ, một hàng và sắp xếp rất thưa – vậy lưng, vây ngực và vây hậu môn dài – có màu nâu xám với các điểm màu xanh xám – sống theo đàn lớn
- Kích thước: dài khoảng 75cm, tương đương 32 inch
- Thức ăn: tôm tép nhỏ, động vật phù du và động vật đáy cỡ nhỏ
- Cách khai thác: sử dụng lưới rê, lưới kéo đáy
- Mùa vụ khai thác: quanh năm
Cá chim trắng
- Tên thường gọi: cá chim trắng, cá giang
- Tên khoa học: Pampus argenteus
- Tên tiếng Anh: Silver pomfret, White pomfret
- Loài: cá
- Chi: Pampus
- Vùng phân bố: ngoài khơi Trung Đông, Nam Á, Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu tại vịnh Bắc bộ, vùng biển Trung bộ
- Đặc điểm: thân hình thoi ngắn, gần như tròn, rất dẹp bên – bắp đuôi ngắn, cao – đầu nhỏ, dẹp bên – mắt tương đối lớn – miệng rất bé, gần như thẳng đứng, hàm dưới ngắn hơn hàm trên – mồm rất ngắn, tù, tròn – răng rất nhỏ, hơi dẹt, một hàng nhỏ, sếp sít nhau – toàn thân phủ vảy tròn nhỏ, trừ mồm – vây lưng dài, hình lưỡi liềm, gai cứng ẩn dưới da; vây hậu môn đồng dạng với vây lưng; không có vây bụng – đuôi vây chia thành hai thùy, thùy dưới dài hơn thùy trên – toàn thân màu trắng
- Kích thước: chiều dài thân bằng 1,2-1,4 lần chiều cao thân, bằng 3,6-4 lần chiều dài đầu
- Thức ăn: tôm tép nhỏ, động vật phù du và động vật đáy cỡ nhỏ
- Cách khai thác: sử dụng lưới rê, câu, lưới kéo đáy
- Mùa vụ: quanh năm
- Cách sử dụng: ăn tươi hoặc đông lạnh
Cá chim gai
- Tên thường gọi: cá chim gai, cá liệt sứa, cá tín
- Tên khoa học: Psenopsis anomala
- Tên tiếng anh: Butterfish, Japanese butterfish, Pacific rudderfish
- Loài: cá
- Chi: Psenopsis
- Vùng phân bố: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam (vịnh Bắc bộ và vùng biển miền Trung)
- Đặc điểm: có những đặc điểm khá giống với cá chim trắng, tuy nhiên kích thước có phần nhỏ hơn
- Kích thước: 120 -190mm
- Kích cỡ: 200 – 400g/ con
- Chế độ ăn: động vật ăn thịt (tôm tép nhỏ, động vật phù du)
Đọc thêm: Cá Bảy Màu Và 7 Điều Thú Vị Sẽ Khiến Bạn Bất Ngờ
Cá chim giấy
- Tên thường gọi: cá chim giấy
- Tên khoa học: Platax orbicularis
- Tên tiếng anh: Orbicular batfish
Cá chim nàng
- Tên thường gọi: cá chim nàng
- Tên khoa học: Chaetodon adiergastos
- Tên tiếng anh: Philippine butterflyfish
- Loài: cá
- Chi: thuộc phân chi Rabdophorus
- Vùng phân bố: tây Thái Bình Dương, từ quần đảo Nansei và Đài Loan đến Java và tây bắc nước Úc
- Đặc điểm: thân rộng, hình bầu dục, hai bên thân cá có màu trắng với những sọc chéo màu nâu dạng hoa văn hướng lên – vây lưng, vây đuôi, vây bụng và vây hậu môn có màu vàng – trên mặt cá có những dải hình tròn rộng có màu đen che phủ phần mắt nhưng không kéo dài sang phía mặt bên kia và bị tách biệt bởi một chấm đen nằm giữa trán
- Kích thước: tối đa 20cm
Cá chim nàng đào đỏ
- Tên thường gọi: các chim nàng đào đỏ
- Tên khoa học: Chaetodon auriga
- Tên tiếng Anh: Threadfin butterflyfish
Cá chim Ấn Độ
- Tên thường gọi: cá chim Ấn Độ
- Tên khoa học: Ariomma indicum
- Tên tiếng Anh: Indian driftfish
Cá chim trắng nước ngọt
- Tên thường gọi: cá chim trắng nước ngọt, cá chim nước ngọt, cá chim sông
- Tên khoa học: Piaractus brachybomus
- Tên tiếng Anh: Pirapitinga
- Loài: cá
- Nguồn gốc: Nam Mỹ
- Vùng phân bố: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam
- Đặc điểm: ăn tạp và phàm ăn, săn mồi theo bầy – thân gần như tròn, có màu bạc hoặc trắng với một ít vảy – cơ thể bằng phẳng – đầu nhỏ hẹp – mắt lớn – có bộ răng cửa rất cứng, sắc – vây đuôi chẻ có điểm vân đen ở diềm đuôi, vây ngực dài, vây bụng và vây hậu môn có màu đỏ – chịu nhiệt độ thấp kém, dưới 10 độ C có thể có biểu hiện không bình thường và chết
- Môi trường sống: ao, hồ, đầm
- Cân nặng: 4-6 kg/ con trưởng thành
- Thức ăn: các loài phù du sinh vật, hạt ngũ cốc, rau củ quả, lá bí, lá mướp, xác động vật chết, các loại chế phẩm của lò mổ,…
- Cách khai thác: sử dụng các loại lưới, dễ đánh bắt do hiền lành
- Mùa vụ: phổ biến vào mùa hè.
Những thông tin thú vị về cá chim có thể bạn chưa biết
- Tại Việt Nam, cá chim trắng và cá chim đen là 2 loại phổ biến nhất, tuy có hình dạng và kích thước không khác nhau nhiều nhưng có tên riêng với những đặc điểm phân biệt chính như: cá chim trắng có màu trắng sáng, sống ở ngoài khơi; còn cá chim đen có màu xẫm hơn, sống ở vùng duyên hải đáy bùn.
- Ngoài 8 loại cá chim kể trên, hiện vẫn còn một số loại cá với tên gọi khá ấn tượng, đó là cá chim nóc câu (cá hồng câu, cá vảy tím) có tên khoa học là Myleus schomburgkii và tên tiếng Anh là Disk tetra; có sọc màu đen giữa thân, là dòng họ của cá pacus và piranha, ăn các loại trái cây, cá nhỏ, động vật giáp sát, sò ốc; được nuôi làm cá cảnh, giá mua cao và khá hiếm trên thị trường hiện nay. Ngoài ra còn có cá chim dơi bạc (Silver batfish, Silver moony)
- Vừa qua, tình trạng phóng sanh cá chim trắng nước ngọt số lượng lớn xuống sông Hồng gây bức xúc cho người dân khu vực và nảy sinh mâu thuẫn về tính đúng-sai của các nguồn tin liên quan trên mạng xã hội về sự nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước tự nhiên và các loại sinh vật dưới biển khác khi thả loài cá chim trắng này hòa vào dòng nước; vì họ cho rằng loài cá chim trắng thuộc loài cá dữ ăn thịt người, chúng sẽ ăn sạch những loài có hiện có trong nước và có thể gây nguy hại cho cả con người. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích, đánh giá, các cơ quan chuyên môn đã kết luận những thông tin trên là không chính xác.
- Cái tên “Chim trắng” đã từng được cố Nhà thơ Nguyễn Hữu Thọ đặt làm bút danh, nhưng ý chính xác ông muốn nhắc đến là một loài chim biểu thị cho hòa bình.
- …
Xem thêm: Cá Bò Nước Mặn và 10+ thông tin cơ bản bạn cần biết